Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y

1. Phân loại thuốc kháng sinh trong thú y

Có nhiều cách để phân chia chủng loại các thuốc kháng sinh trong thú y, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi thường phân chia theo dựa trên 4 đặc điểm chính bao gồm: khả năng tác dụng (diệt khuẩn và hãm khuẩn); phổ tác dụng (phổ rộng và phổ hẹp); nguồn gốc (tổng hợp và bán tổng hợp); cơ chế tác dụng. Theo cách phân loại dựa trên cơ chế tác dụng, thuốc kháng sinh dành cho vật nuôi được chia thành 4 loại chính.

1.1. Kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành tế bào

Loại kháng sinh này có tác động diệt khuẩn thông qua cơ chế gây ức chế cạnh tranh các enzyme transpeptidase ngăn chặn các liên kết tạo nên thành tế bào, dẫn đến quá trình tổng hợp vách tế bào bị chặn lại và gây chết tế bào. Nhóm kháng sinh Beta Lactam và Glycopeptide hai đại diện tiêu biểu cho loại kháng sinh này.

1.2. Kháng sinh ức chế tổng hợp protein

Tổng hợp protein là một chu trình cần thiết để tế bào có thể hình thành sự sống, trong đó quá trình dịch mã các axit amin thành chuỗi polypeptide được coi như là hoạt động cốt lõi. Các thuốc kháng sinh trong thú y sẽ gây ức chế lên quá trình này, khiến chuỗi polypeptide được tạo thành không hoàn chỉnh hay không thể hoàn thành. Từ đó, tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển. Các nhóm kháng sinh như Lincosamid, Cloramphenicol và Aminoglycoside sẽ có thể diệt khuẩn hoàn toàn nếu sử dụng với nồng độ cao.

1.3. Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào

Kháng sinh gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nhân tế bào thường xuất phát từ cơ chế gây ức chế axit nucleic. Đây là một đại phân tử sinh học có mặt trong hầu hết tế bào sống và giữ vai trò truyền đạt thông tin di truyền. Khi axit nucleic bị ức chế và hoạt động không đúng khiến cho vi khuẩn không thể sinh sôi và tồn tại. Do tác dụng trực tiếp đến thành phần quan trọng này khiến vi khuẩn có thể bị diệt khuẩn hoàn toàn, tiêu biểu là nhóm Macrolide.

1.4. Kháng sinh ức chế các quá trình trao đổi chất

Trong vòng đời phát triển của một tế bào vi khuẩn còn đòi hỏi sự góp công của axit folic. Sự thiếu vắng axit folic sẽ làm cho màng sinh chất đánh mất phương hướng hoạt động khiến tế bào không thể sinh sôi và duy trì sự sống. Polymyxin là nhóm thuốc kháng sinh trong thú y có khả năng phá vỡ màng tế bào, gây chết và vô hiệu hóa các độc tố.

2. Phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y

Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ mang lại một hiệu quả giới hạn, để tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi, người chăn cần thực hiện phối hợp sử dụng thuốc đúng cách.

2.1. Mục đích của phối hợp kháng sinh

  • Mở rộng phổ kháng khuẩn.
  • Ngăn ngừa sự giảm thiểu sức đề kháng.
  • Tăng tác dụng diệt khuẩn.
  • Điều trị các bệnh truyền nhiễm chưa có kết quả xét nghiệm chính thức.

2.2. Nguyên tắc phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y

Sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng sinh trong thú y có thể giúp tăng cao hiệu quả nhưng đồng thời tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ cũng cao hơn. Do đó, người chăn nuôi cần tuân thủ một số nguyên tắc phối hợp kháng sinh sau đây để không gián tiếp gây hại cho vật nuôi.

  • Hai loại kháng sinh thành phần nên cùng tác dụng diệt khuẩn hoặc hãm khuẩn. Kháng sinh diệt khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm các nhóm: Beta Lactam, Aminoglycosid, Polypeptide, Fluoroquinolon, Rifamycin. Kháng sinh hãm khuẩn chỉ ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt như: Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid, Phenicol. Khi kết hợp hai loại kháng sinh khác tác dụng dễ dẫn đến tình trạng đối kháng và bị phản tác dụng. Đồng thời, chủ đàn cần lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh hãm khuẩn khi cơ thể vật nuôi còn sức, kháng sinh đóng vai trò làm suy yếu vi khuẩn và hệ thống đề kháng sẽ tiêu diệt chúng.
  • Hai loại kháng sinh thành phần không nên cùng cơ chế tác động. Cụ thể như, khi sử dụng một kháng sinh tác động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào thì không nên kết hợp với kháng sinh ức chế tổng hợp protein, việc này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho vật nuôi.
  • Hai kháng sinh thành phần không kích thích sự đề kháng. Ví dụ như không thể phối hợp cefoxitin với penicillin, vì cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với penicillin bằng cách tiết ra enzyme phân hủy kháng sinh phối hợp với nó.

Một số phối hợp mang lại hiệu quả như: Beta Lactamin + Aminoglycoside;  Glycopeptide + Aminoglycoside; Sulfamid + Trimethoprim. Một số phối hợp cần tránh như: Aminoglycoside + Chloramphenicol, Aminoglycoside + Tetracycline, Quinolone + Chloramphenicol.

Trong chăn nuôi, kháng sinh nên được sử dụng ngay khi vật nuôi còn nhỏ để tăng sức chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt, các loài được nuôi theo đàn với số lượng lớn như gà vịt thì việc sử dụng sớm thuốc kháng sinh góp phần bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh truyền nhiễm và lây lan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *